Một lỗi tương đối nhỏ về mặt lịch sử trong clip mới ra mắt của Mỹ Tâm - “Đừng Hỏi Em”. Font chữ trong tờ giấy này là font Arial, được thiết kế lần đầu tiên năm 1982 ( được các hãng phần mềm phân phối vào khoảng năm 1992,) tuy nhiên theo mình đó thì thời đó ở VN chắc vẫn còn dùng máy in đời cũ, mà có ngay cả như vậy thì clip rõ ràng là các sự kiện trước năm 1975.

Vậy nên việc sử dụng 1 font đc tạo ra năm 1982 có gì đó hơi sai về lịch sử ở đây, đúng ra bên sản xuất nên chọn 1 font nào đó cổ hơn cho để đúng về mặt lịch sử và mốc thời gian.

Vì sao mình quan tâm đến font, vì có 1 lần Don Knuth nói ông mất 1 tuần để viết ra 1 công thức để có thể vẽ chữ “S” - hoàn hảo nhất có thể. Giáo sư John Hennessy , cha đẻ kiến trúc MIPS, president thứ 10 của Stanford và đc mệnh danh là “bố già Silicon Valley” từng sửng sốt với cách thiết kế chữ “S” và bao nhiêu tinh hoa của thuật toán, đồ họa máy tính đc đưa vào trong đó. Điều đó khiến mình tò mò về cách mà các font chữ đc tạo và vẽ, dẫn đến việc tìm hiểu lịch sử ngành in ấn =))

Không phải máy gõ chữ nào cũng tạo ra font chữ xấu. Thực ra font chữ đã khá hoàn hảo ở thế hệ máy in kim loại nóng (hot metal typesetting), sau đó đến máy gõ chữ (typewriter) mà hậu duyện dòng này là font chữ monospaced (thậm chí developer toàn dùng monospaced khi code chứ ko dùng serif ). Sau khi hot metal bị thay thế bởi digital printer, lúc đó chữ render cực kì xấu, đến nỗi Don Knuth tuyên bố sẽ ko viết TAoCP nếu tình trạng chữ như vậy. Cuối cùng ông bỏ ra 10 năm để tạo ra Tex và Metafont. Sau này dần dần công nghệ in ấn phát triển, các font thiết kế tốt hơn nên mới có kq là font “đẹp” như hiện nay.

References