Thực ra câu chuyện mình sắp kể không liên quan là mấy đến tai nghe dành cho programmer. Nó ít nhiều liên quan đến chuyện: ra quyết định tối ưu và không cần đắn đo đến nó nữa.
Tuy nhiên, vì đang nói đến tai nghe dành cho programmer. Nên tiện thể mình đề cập. Chuyện là mình đang cần một tai nghe có tính năng noise cancelling tốt, vì tiếng xì xầm cũng như âm thanh văn phòng khiến mình khó tập trung, bản thân vừa làm research vừa programming, đôi khi mình cần không gian rất yên tĩnh để có thể dành toàn bộ neural cho 1 task nào đó. Một cái nữa là noise isolation - mình cần 1 tai nghe không rò rỉ âm quá, vì như vậy khiến người xung quanh cũng khó chịu.
Sau một hồi research, mình cũng tìm được kha khá ứng viên:
- Sennheiser HD 4.50 (over-ear)
- Sennheiser CX 300 II (earbud)
- Bose QuietComfort 35 (over-ear).
Có một trang khá hay là RTINGS, trong đó có hẳn mục sử dụng tai nghe trong văn phòng ( link ), mình nghĩ rất đáng để lướt qua. Đại khái lướt qua thị trường thì có Bose và Sennheiser là có tai nghe khá tốt cho việc dùng ở văn phòng. Ngoài ra còn có cả Jaybird, tuy nhiên mình không thích design của hãng này lắm.
Một số trang dưới đây cũng rất đáng để xem xét, như một nguồn tham khảo khi quyết định mua tai nghe:
- Coding Supply
- Pixel Monkey
- Stuff : tai nghe noise cancelling giá mềm.
Giờ mới là câu chuyện chính. Mình mất tầm 5 tiếng đồng hồ để xác định mình nên mua cái nào. Nhưng rốt cuộc, lại chọn đúng cái đã chọn trước đó. Bực bội hơn, mình cứ xem đi xem lại những cái tai nghe đã xem qua trước đó và thấy rằng nó hiện không phù hợp với nhu cầu của mình. Nó liên quan cả đến decision making lẫn optimization: tìm tai nghe tốt nhất trong những ràng buộc nhất định, đồng thời quyết định xem chọn mua cái nào. Sau một thời gian ngẫm nghĩ, mình đành tự propose một “framework” cho việc shopping và cố gắng không để tình trạng này diễn ra thêm lần nào nữa:
- Xác định khoảng tiền mình bỏ ra. Và đây là là ràng buộc có trọng số cao nhất. Nó hạn chế mình tiêu quá tay, đồng thời giúp bản thân quản lý tài chính tốt, giảm thời gian shopping lại bởi mình có thể giảm không gian tìm kiếm xuống khá nhiều. Dĩ nhiên trước đó nên coi xem món hàng cần mua thường có khoảng giá bao nhiêu.
- Thời gian bỏ ra shopping tỉ lệ thuận với số tiền ước tính. Có thể mua 1 món hàng 800-1000 usd thì mình cần 1 ngày để tìm hiểu cái mình cần mua chẳng hạn. Với những món 10-15 usd có thể chỉ cần 30 phút quyết định.
- Bắt đầu tìm hiểu, nhất thiết phải ghi note lại, ghi chú các ưu nhược điểm mà những món hàng mình có dự định mua (potential items). Việc này giúp mình không phải đắn đo lại 1 món hàng hay xem đi xem lại. Theo mình thấy, nhiều link cùng đề cập đến 1 món và hầu như lúc nào mình cũng mở link để xem lại đúng mô tả của món hàng đó.
- Liệt kê đầy đủ các nhu cầu, ràng buộc, Liên tục cập nhật vào ghi chép.
- Nên cài đặt một “hàng đợi ưu tiên” (priority queue) theo tiêu chí của riêng mình và chỉ giữ top K phần tử tốt nhất (vd: top 3, top 5). Nếu nhưng list đó full và cần thêm 1 item nữa, thì chắc chắn mình sẽ cần bỏ đi 1 item. Nhờ vậy ta sẽ luôn phân tích ưu nhược điểm các item đó, để cuối cùng có quyết định chuẩn hơn.
- Mua hàng: đơn giản là chọn
top()
ra khỏi và mua thôi. Listk-1
item còn lại có thể dùng để … mua sau đó hoặc có thể giữ làm Wish List chẳng hạn. Tuy nhiên mình nghĩ trước đó nên re-ranking trở lại. - Nếu có nhiều items có cùng trọng số thì sao? Chuyện này có thể diễn ra, và likely diễn ra khá cao, ta có thể apply một số hypothesis sau:
- Hỏi ý kiến người thân/bạn bè.
- Random.
- Dựa vào lượt review trên Amazon.
- Chọn cái nào rẻ hơn.